更新日:2021年8月31日

ここから本文です。

VỀ CUỐN SÁCH NÀY

  • Kể Cho Mọi Người Truyện Cổ Tích Việt Nam
  • Những câu chuyện tình trong cổ tích Việt Nam

Kể Cho Mọi Người Truyện Cổ Tích Việt Nam

Dự án biên soạn sách truyện tranh này đã được bắt đầu bởi nhóm giảng viên và nhóm quản lý lớp tiếng Việt dành cho các em gốc Việt tại tỉnh Hyogo và Osaka.
Các lớp tiếng Việt (lớp tiếng mẹ đẻ) tại Nhật thường bắt đầu dạy từ cách đánh vần, chính tả. Các em chỉ học tiếng Việt cứ mỗi tuần một tiếng thôi, nên có rất nhiều em phải mất nhiều thời gian để học chính tả. Lên đến trung học, mặc dù vẫn chưa đến trình độ đọc hiểu truyện, nhưng do mắc bận tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ ở trường học, hoặc cảm thấy chỉ học chính tả thôi cũng khó quá nên nhiều em đã bỏ học tiếng Việt. Nếu như sau khi học hết chữ cái tiếng Việt xong mới được đọc truyện cổ tích thì mất lâu năm. Phải chăng chúng ta nhất thiết phải học tiếng Việt khi bước vào thế giới truyện cổ tích Việt Nam? Chúng ta có thể chia sẻ và thưởng thức bầu không khí của truyện cùng với các em bằng bất cứ ngôn ngữ nào, đó là điều quý báu nhất. Qua quá trình suy nghĩ như thế, chúng tôi quyết định biên soạn cuốn truyện tranh này.
Truyện cổ tích nào cũng gồm nền lịch sử, văn hóa, khí hậu và tình cảm người dân.v.v...của một đất nước hay khu vực nào đó. Sau khi đọc cuốn sách này, bạn có thể biết chút thêm về VN so với trước khi đọc.Chúng tôi rất vui mừng nếu có bạn nào đó đọc cuốn sách này và trở nên quan tâm đến Việt Nam. Cuốn này gồm 5 truyện: “Sơn tinh và thủy tinh” giải thích lý do tại sao đất nước VN phải gặp nhiều bão tố và lũ lụt một cách vô cùng hóm hỉnh.“Sự tích dưa hấu” kể lại tại sao trái dưa hấu bắt đầu phổ biến tại VN cũng như người ta trưng bày trái này trong các ngôi nhà miền Nam vào dịp Tết nguyên đán. “Sự tích bánh chưng và bánh dày” cũng nói về sự tích của bánh chưng, một món ăn chủ yếu trong những ngày Tết. “Lạc Long Quân và Âu Cơ” là một truyện rất kỳ lạ vì cho rằng tổ tiên người Việt là con rồng cháu tiên nhưng rất phổ biến và được nhiều người tin tưởng. Truyện kế tiếp là “Sự tích trầu cau”, truyện này giải thích về nguồn gốc của phong tục tặng trầu cau trong lễ kết hôn truyền thống.
Từ vô số truyện cổ tích VN, chúng tôi tuyển chọn 5 truyện mà chúng tôi thấy có ý nghĩa nhất. Chúng tôi tham khảo những cuốn truyện tranh đã ra đời trước và viết lại với văn chương dễ hiểu đối với các em gốc Việt sinh ra tại Nhật.
Hơn nữa chúng tôi đã thu âm 5 truyện đó mà kể lại bằng tiếng Việt và tiếng Nhật. Nội dung và âm thanh của sách truyện cổ tích này có thể đăng tải được tại đây.
Chúng tôi mong rằng tất cả các độc giả cũng như các gia đình người Việt sống ở Nhật cùng nhau chia sẻ được một thế giới cổ tích thông qua cuốn truyện tranh này. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn mọi người đã hiểu được nguyện vọng đó và cùng hoàn thành tốt cuốn sách này với chúng tôi.

Nhóm tác giả

Những câu chuyện tình trong cổ tích Việt Nam

Sách này là quyển thứ hai được biên soạn tiếp theo quyển “Kể cho mọi người: Truyện cổ tích Việt Nam” do Hiệp hôi giao lưu quốc tế Hyogo phát hành vào tháng 3 năm 2010. Chủ đề là những câu chuyện về “tình yêu”. Trong số những truyện cổ tích Việt Nam đã có từ xa xưa, chúng tôi đã tuyển chọn ba truyện về tình yêu nam nữ và đã viết lại một cách tương đối dễ hiểu để giới thiệu đến các bạn.

Truyện “Trương Chi Mỵ Nương” kể về một chàng trai làm nghề chài lưới trên sông, chàng bị tiếng sét ái tình sau chỉ một lần gặp người con gái đẹp, rồi khổ đau vì mối tình đơn phương của mình nên câu chuyện kết thúc hết sức bi thảm. “Hòn Vọng Phu” là câu chuyện viết về một người phụ nữ mà chồng nàng đã đi chinh chiến lâu chưa về, nàng đứng trên ngọn núi mòn mỏi chờ chàng rồi hóa đá. Và truyện “Mỵ Châu Trọng Thủy” nói về tình yêu của đôi vợ chồng son nhưng đã bị cuốn vào cuộc tranh chấp giữa hai nước nên cũng phải nhận một kết cục thảm thương.

Chắc các bạn cũng đã nhận thấy truyện nào cũng có một kết thúc rất buồn. Thực ra ý định của chúng tôi lần này là muốn giới thiệu đến các bạn những truyện tình lãng mạn trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam nên đã tìm kiếm và thăm dò ý kiến những người xung quanh và đã quyết định chọn những truyện này.

Tục ngữ Việt Nam có câu “ chín người mười ý”, chắc cũng có những bạn không cảm thấy được tính lãng mạn của câu chuyện nhưng chắc vẫn cảm nhận được ít nhiều về những trớ trêu trong cuộc đời.

Tuy là những câu chuyện có kết cục buồn nhưng chúng tôi rất hạnh phúc nếu được chia sẻ với các bạn thế giới truyện cổ tích vốn thân thuộc với người Việt Nam. Và không có gì vui hơn nếu sách này trở thành cơ hội giúp các bạn quan tâm hơn đến văn hóa, lịch sử của Việt Nam.

Kobe, tháng 3 năm 2011
Nhóm tác giả

お問い合わせ

公益財団法人兵庫県国際交流協会 事業推進部 多文化共生課

〒651-0073 神戸市中央区脇浜海岸通1丁目5番1号 国際健康開発センター2F

電話番号:078-230-3261

ファクス:078-230-3280

 

スマートフォン版を表示する